Chính trị Trung_Quốc

Bài chi tiết: Chính trị Trung Quốc
Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh

Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Hoa[117]

Thế hệ Lãnh đạoHiến pháp Trung HoaLãnh đạo Tối caoTập thể tối cao
Ý thức hệ Tổ chức Đảng

Lịch sử Đảng
Quyền lực Hành pháp Tổ chức Quốc vụ viện
Lịch sử Quốc vụ viện
Lập pháp Tổ chức Nhân ĐạiChính Đảng Nhân Đại

Lịch sử Nhân Đại
Mặt trận đoàn kết Tổ chức Chính Hiệp
Lịch sử Chính Hiệp
Hệ tư tưởngThế kỷ XXI Trung Hoa
Luật pháp


Chủ nghĩa xã hội Trung HoaLãnh đạo Nhà nước Tổ chức Nhà nước
Vì Nhân dân phục vụGiải phóng Tổ chức Quân độiLực lượng quân sự
Quân khu
Lịch sử Giải phóng quân tiêu biểu
Chống tham nhũng
Kiểm soát Tư pháp

Tuyên truyền Trung Hoa

Chủ nghĩa dân tộcHồng Kông - Ma Cao

Trung Hoa - Đài Loan
Khu vực khác
Chính sách đối ngoại




Quan hệ ngoại giao


Kinh tế Trung Hoa
Dân sốTôn giáo
Trước 1949
Lịch sử Trung Hoa 1949 - 1976
Thời kỳ 1976 - 2012
Thời kỳ kể từ 2012
Phân cấp hành chínhBí thư Tỉnh ủy (thứ nhất)Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân (thứ hai)
Chức vụ cao cấp
Bảng Công vụ viên

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một quốc gia xã hội chủ nghĩa công khai tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính phủ Trung Quốc được mô tả là cộng sản và xã hội chủ nghĩa, song cũng chuyên chế và xã đoàn,[118] với những hạn chế nghiêm ngặt trong nhiều lĩnh vực, đáng chú ý nhất là truy cập tự do Internet, tự do báo chí, tự do hội họp, quyền có con, tự do hình thành các tổ chức xã hội và tự do tôn giáo.[119] Hệ thống chính trị, tư tưởng, và kinh tế hiện tại của Trung Quốc được các lãnh đạo nước này gọi lần lượt là "chuyên chính dân chủ nhân dân", "chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" và "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa".[120]

Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền thống trị quốc gia, quyền lực của đảng này được ghi trong hiến pháp của Trung Quốc.[121] Hệ thống tuyển cử của Trung Quốc có phân cấp, theo đó các đại hội đại biểu nhân dân địa phương (cấp hương và cấp huyện) được tuyển cử trực tiếp, và toàn bộ các cấp đại hội đại biểu nhân dân từ cấp cao hơn cho đến toàn quốc được tuyển cử gián tiếp bởi đại hội đại biểu nhân dân ở cấp dưới. Hệ thống chính trị được phân quyền, và các lãnh đạo cấp tỉnh và phó tỉnh có quyền tự trị đáng kể.[122] Tại Trung Quốc còn có các chính đảng khác, được gọi là 'đảng phái dân chủ', những tổ chức này tham gia Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp).[123]

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa (Chức vụ Chủ tịch nước đã bị bãi bỏ), đóng vai trò là người đứng đầu về mặt lễ nghi và do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra. Thủ tướng Trung Quốc là nhân vật lãnh đạo chính phủ, chủ trì Quốc vụ viện gồm bốn phó thủ tướng cùng người đứng đầu các bộ và ủy ban cấp bộ. Tổng bí thư đương nhiệm là Tập Cận Bình, ông cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc.[90] Thủ tướng đương nhiệm là Lý Khắc Cường, ông cũng là một thành viên cấp cao của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một cơ cấu quyết định hàng đầu của Trung Quốc trong thực tế.[124]

Hành chính

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý về hành chính 22 tỉnh và nhìn nhận Đài Loan là tỉnh thứ 23, song Đài Loan hiện đang được Trung Hoa Dân Quốc quản lý một cách độc lập, chính thể này tranh chấp với yêu sách của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[125] Trung Quốc còn có 5 phân khu được gọi chính thức là khu tự trị, mỗi khu dành cho một dân tộc thiểu số được chỉ định; 4 đô thị trực thuộc; và 2 khu hành chính đặc biệt được hưởng quyền tự trị chính trị nhất định. 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc có thể được gọi chung là "Trung Quốc đại lục", thuật ngữ này thường không bao gồm các khu hành chính đặc biệt Hồng KôngMa Cao.

Tại 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh tại Trung Quốc đại lục, người đứng đầu vị trí thứ nhất là Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo phương hướng, vị trí thứ hai là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân (tương ứng có Thị trưởng Thành phố, Chủ tịch Khu tự trị), quản lý hành chính. Người đứng đầu hai đặc khu hành chính là Đặc khu trưởng, tương ứng với Tỉnh trưởng.

Tỉnh (省)
Khu tự trị (自治区)Thành thị trực thuộc (直辖市)Khu hành chính đặc biệt (特别行政区)

Quan hệ đối ngoại

Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra, Úc.

Tính đến tháng 9 năm 2019, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia (tính cả Palestine, Quần đảo CookNiue).[126] Tính hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là vấn đề tranh chấp đối với Trung Hoa Dân Quốc và một vài quốc gia khác (tính đến tháng 9 năm 2019 có 15 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc[127]). Năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế là đại diện duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc và vị thế là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.[128] Trung Quốc là một cựu thành viên và cựu lãnh đạo của Phong trào không liên kết, và vẫn nhìn nhận bản thân là nước bênh vực cho những quốc gia đang phát triển.[129] Trung Quốc là một thành viên trong nhóm BRICS cùng với Brasil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi.[130]

Theo Chính sách Một Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đặt điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao là các quốc gia khác phải thừa nhận chủ quyền của họ đối với đảo Đài Loan (thuộc kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc) và đoạn tuyệt các quan hệ chính thức với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Các quan chức Trung Quốc nhiều lần kháng nghị khi các quốc gia khác tiến hành đàm phán ngoại giao với Đài Loan,[131] đặc biệt là trong vấn đề giao dịch vũ khí.[132] Trung Quốc cũng kháng nghị những hội nghị chính trị giữa các quan chức chính phủ ngoại quốc và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.[133]

Phần lớn chính sách ngoại giao hiện hành của Trung Quốc được tường thuật là dựa trên "Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình" của Thủ tướng Chu Ân Lai, và cũng được thúc đẩy bởi khái niệm "hòa nhi bất đồng", theo đó khuyến khích quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia bất kể khác biệt về ý thức hệ.[134] Trung Quốc có quan hệ kinh tế và quân sự thân cận với Nga,[135] và hai quốc gia thường nhất trí khi bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.[136][137][138]

Ngoài tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan, Trung Quốc cũng tham dự một số tranh chấp lãnh thổ quốc tế khác. Kể từ thập niên 1990, Trung Quốc tham dự các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp về biên giới trên bộ, trong đó có tranh chấp biên giới với Ấn Độ và một biên giới chưa phân định với Bhutan. Ngoài ra, Trung Quốc còn tham dự các tranh chấp đa phương quanh quyền chiếm hữu một số đảo nhỏ trên biển Đôngbiển Hoa Đông, gồm bãi cạn Scarborough (tranh chấp với Philippines)[139], quần đảo Senkaku(tranh chấp với Nhật Bản)[140] quần đảo Hoàng Sa (tranh chấp với Việt Nam) và quần đảo Trường Sa (tranh chấp với Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, PhilippinesBrunei).[141]

Trung Quốc thường được tán tụng là một siêu cường tiềm năng, một số nhà bình luận cho rằng phát triển kinh tế nhanh chóng, phát triển năng lực quân sự, dân số rất đông, và ảnh hưởng quốc tế gia tăng là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ giữ vị thế nổi bật trên toàn cầu trong thế kỷ XXI.[24][142] Một số học giả lại đặt câu hỏi về định nghĩa "siêu cường", lý luận rằng chỉ riêng kinh tế lớn sẽ không giúp Trung Quốc trở thành siêu cường, và lưu ý rằng Trung Quốc thiếu ảnh hưởng quân sự và văn hóa như Hoa Kỳ.[143]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trung_Quốc http://www.environment.gov.au/soe/2001/publication... http://en.ce.cn/National/Rural/200602/21/t20060221... http://www.china.com.cn/xxsb/txt/2005-10/10/conten... http://europe.chinadaily.com.cn/epaper/2013-07/05/... http://www.chinadaily.com.cn/2010-03/03/content_95... http://www.chinadaily.com.cn/bizchina/2008-11/21/c... http://www.chinadaily.com.cn/bizchina/2013-01/18/c... http://www.chinadaily.com.cn/china/2008-01/11/cont... http://www.chinadaily.com.cn/china/2011-08/08/cont... http://www.chinadaily.com.cn/en/doc/2003-07/11/con...